++ CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM BLOG CỦA LÊ HIẾU ++ MONG CÁC BẠN ĐÓNG GÓP Ý KIẾN ĐỂ BLOG NGÀY CÀNG HOÀN THIỆN HƠN ++

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Năm Dần Nói Chuyện Cọp Trong Nghệ Thuật

Năm Dần nói chuyện cọp trong nghệ thuật
Hiếu Lê
T4, 27/01/2010 - 08:51
WGPSG -- Năm Canh Dần sắp đến, hình tượng của Chúa Sơn Lâm lại lừng lững xuất hiện cách đặc biệt trong hơn 360 ngày sắp tới. Hình tượng oai phong này cũng trở thành nguồn cảm hứng để Hoạ sĩ Hiếu Lê viết nên bài cảm tác dưới đây:

Chỉ còn ít ngày nữa chúng ta sẽ bước qua một năm âm lịch mới, năm Canh Dần, năm con Cọp! Theo luật tuần hoàn của Tạo hóa, Xuân, Hạ, Thu, Đông xoay vần: Trâu đi thì Cọp đến.

Xưa nay cọp vẫn là một ác thú. Nó hung hãn nhất trong 12 con giáp. Nói về sự khôn ngoan, cọp không thể sánh với khỉ và chuột. Nói về sự kiên trì, sao cọp có thể sánh với trâu, nhanh không bằng ngựa, uy vũ sao sánh bằng Rồng, luồn lách và hiển độc không thể bằng rắn. Thế nhưng, trong 12 con thú, có lẽ cọp hội đủ các đặc chất: dũng mãnh, can trường, hiên ngang, dám tấn công cả những con thú to khỏe hơn nó. Nhờ những đặc chất ấy mà cọp là một trong những loài trở thành biểu tượng của sự hùng cường và sức mạnh vô song, vì thế nó được con người thần thánh hóa, không riêng ở nước ta mà cả nhiều nước khác cũng đưa cọp dự phần vào đời sống xã hội, văn hóa, và nghệ thuật.

I/ TRONG VĂN CHƯƠNG

Rất nhiều tác phẩm văn chương, những truyện ngụ ngôn, nói về cọp, như truyện ngụ ngôn Cọp và Trí khôn Con người, Ngũ Hổ Tướng trong Tam Quốc Chí của La Quán Trung, tiểu thuyết Cọp Trắng, và đặc biệt trong bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ:

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng buồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng.
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc,
Trong hang tối, mắt thần đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta là chúa tể muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan,
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn đổi mới…

Ngôn ngữ trong thơ được dùng không cầu kỳ, không hoa mỹ, mà dung dị và táo tợn, ý tưởng chuyển biến nhịp nhàng nhưng dứt khoát, kết hợp nhuần nhị giữa Nỗi Nhớ và Rừng, tạo nên một con cọp độc đáo trong thi ca Việt Nam.

II/ TRONG TRANH

Hình tượng cọp có mặt trên các phù điêu bằng gỗ, đá, đồng, ở các đền đài, lăng miếu, trong dòng tranh Đông Hồ của phố Hàng Trống từ xa xưa, nhất là trong các đồ thủ công mỹ nghệ. Tranh vẽ Cọp rất phong phú, đa dạng, không chỉ giới hạn ở nơi thờ tự, trong cung đình, mà còn phổ biến ngoài dân gian.

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, cọp là con vật được tôn thờ từ lâu, tên của nó được thần hóa và được gọi là ‘Ngài, ‘Ông Ba Mươi,’ ‘Hổ.’ Nó được tạo dựng thành biểu tượng của sức mạnh của niềm tin. Tranh vẽ được biết đến nhiều nhất, qua nhiều thế hệ, là bức Ngũ Hổ của phố Hàng Trống, được vẽ trên giấy khổ 55 cm x 75 cm. Nó vẽ tả năm con cọp được bố cục cân đối trên không gian được định sẵn, mỗi con một dáng: con đứng, con ngồi, con lướt gió… Đây là loại tranh bản (khắc gỗ rồi in trên giấy). Nhưng cách thức của dòng tranh Hàng Trống là chỉ in bảng nét rồi dùng cọ lông để tô màu. Trong quá trình tô màu, các nghệ nhân vờn màu, tạo độ đậm nhạt, chuyển sắc sáng tối, âm dương, nên cọp trong tranh không còn là mảng bẹt như cách thể hiện của dòng tranh đương thời. Với cách thức sáng tạo độc đáo ấy, các nghệ nhân Hàng Trống không chỉ tạo nét đặc thù của dòng tranh riêng mà còn làm bật lên sức sống nội tại của tác phẩm. Người xem tranh rất dễ nhận ra điều này qua hình ảnh những con cọp: những khối thân chắc khỏe, dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong, đặc biệt là những cái đuôi như đang ve vẩy hoặc uốn cong lên trước khi đập xuống đất để phóng mình lên. Độc đáo nhất phải kể đến đôi mắt cọp: hùng hực, ánh lên sức mạnh của loài chúa sơn lâm.

Màu sắc trong bức Ngũ Hổ là một thế giới hòa sắc, lộng lẫy, uy linh, nhưng vẫn hòa hợp với năm màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen trên năm con cọp. Lối dùng màu này của các nghệ nhân thể hiện rõ một hàm ý và mang tính triết lý sâu xa của quan niệm dân gian truyền thống:

- Hoàng hổ: Cọp vàng, tượng trưng hành Thổ, ứng với trung ương chính điện.
- Thanh hổ: Cọp xanh, tượng trưng hành Mộc, ứng với phương Đông.
- Bạch hổ: Cọp trắng, tượng trưng hành Kim, ứng với phương Tây.
- Xích hổ: Cọp đỏ, tượng trưng hành Hỏa, ứng với phương Nam.
- Hắc hổ: Cọp đen, tượng trưng hành Thủy, ứng với phương Bắc.

Tranh ngũ hổHoàng hổThanh hổBạch hổXích hổHắc hổVà như thế, 5 con cọp được vẽ bằng năm màu khác nhau tượng trưng ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Quan niệm tạo hình, cách phối màu, mang tính ước lệ trong nghệ thuật dân gian xưa là phổ biến, mà nếu gạt qua cái vỏ ngoài của sự mê tín, dị đoan, thì đây là bức tranh có giá trị nghệ thuật cao.

III/ TRONG TƯỢNG VÀ PHÙ ĐIÊU

Tượng và phù điêu cọp bằng đá đã có từ thời nhà Trần, Lê, nổi tiếng ở các chùa, lăng tẩm, như Chùa Đại Bi (Hoài Đức, Hà Tây), và đặc biệt là Cọp Đá ở Lăng Trần Thủ Độ, Vũ Thư, Thái Bình. Đây là một tác phẩm điều khắc đẹp trong nền nghệ thuật cổ Việt Nam: Con cọp ở tư thế nằm, dáng vẻ ung dung, hai chân trước sải dài, hai chân sau thu gọn trong bụng, đầu ngẩng cao, đôi mắt lim dim, hai tai dỏng lên như đón nghe một tiếng động nào đó vọng về từ chốn xa xăm.

Khối đá không to như con cọp thực ngoài đời, nhưng nghệ thuật cổ đã khắc dựng một hình tượng có sức lay động tình cảm người xem. Đứng trước tác phẩm, trong khung cảnh của công trình tưởng niệm người có công tạo dựng nhà Trần, giữ gìn sơn hà, xã tắc trên mảnh đất quê hương Việt Nam, ta thấy bùng lên chất sử thi bi hùng. Người tạc tượng đã thổi hồn vào đá, ban cho nó một sức sống tinh thần của một thời liệt oanh, của một con người trí dũng, toàn tâm, toàn ý, vì dân, vì nước.


Cọp trong điêu khắc cổ Việt Nam thường là ‘cọp vồ mồi,’ ‘cọp ngắm trăng, ‘cọp và rồng,’ để diễn tả sức mạnh, ý chí, và khai thác chất thơ trong cái oai của chúa sơn lâm. Người ta không dùng ‘cương’ để biểu hiện sức mạnh, mà dùng ‘nhu’ để biểu hiện ‘chất hùng,’ ‘chất thép.’


IV/ VÀ TRONG NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI

Với sự tiến bộ như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, con người văn minh hơn, giàu có hơn, hưởng thụ nhiều hơn, và với sự ra đời của trường phái hậu hiện đại, bản thân cọp hầu như tuyệt chủng, vì ô nhiễm môi trường, phá hủy rừng để lấy gỗ. Cọp chỉ còn thấy ở các bảo tàng viện, phim ảnh, sách vở, hoặc trong những bộ sưu tầm của các đại gia giàu có, dưới dạng da hổ, cao hổ cốt, v.v… Và có lẽ đó chính là hình ảnh của nghệ thuật hậu hiện đại, được triễn lãm, trưng bày một cách khéo léo ở các… cửa hàng! Đọc thêm!

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2010

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2010

Họa sĩ Kim Long và Cỏi Tâm Linh


Nẻo  Về của Kim Long

“Mổi một con người,trong sâu thẳm,đều là một nhà thơ,một nghệ sĩ,bởi một bài thơ hay,một bức tranh đẹp,đều có tác dụng đưa con người tiến xa hơn,vượt lên trên cấp độ của một con vật,chỉ có lo miếng ăn và sống bằng cảm tính của bản năng.Thực vậy,cái đẹp đả cứu rổi nhân loại,đưa con người có nếp sống văn hóa,vượt thoát đời sống động vật để bay lên cỏi bao la của Tâm và Linh”.Lời tâm sự của họa sĩ Kim Long.
Kim Long,tên thật là Nguyển quốc Hoàng,sinh năm 1946 tại Huế.Học Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.Năm 1970 theo gia đình vào Sài Gòn lập nghiệp.Niềm đam mê hội họa trong anh bị cuốn theo dòng đời và phận người,giống như nước non,nặng một lời thề,nước đi,đi mải chẳng về cùng non.Nhửng lúc trôi dạt bồng bềnh đó trong anh luôn có tiếng nói thầm kín của chính mình,trăn trở,mơ ước thoát ra khỏi cuộc sống đời thường,nay còn mai mất, muốn được bày tỏ,có khi bày tỏ được thì củng chỉ là tiếng nói dở dang.



Chử rằng xuân bất tái lai

Hôm nay hoa nở,ngày mai hoa tàn

Mặc ai nay lụa,mai hàng

Xin anh đừng có phụ phàng vải xô.

.Nhưng cuộc đời luôn có nhửng bí ẩn dở dang mà không dang dở,chính tiếng nói thầm của tâm linh đó hằng đêm lại thôi thúc anh cầm cọ.Lặng lẽ ,âm thầm,sáng sáng,chiều chiều anh sống với màu sắc và nhửng hoài niệm tuổi thơ,tràn ngập niềm vui,dưới bóng Kinh thành dậy tiếng ve ngân.

Năm 2008 tại Festival Huế,cùng với họa sĩ Nguyễn thượng Hải,họa sĩ Dương đình Hùng,anh trở về Huế mở cuộc triển lãm mang tên “ Về Lại” trong một phòng tranh nhỏ trên đường Lê thánh Tôn nội thành Huế,nơi được mệnh danh là “Tuyệt tình cốc” của nhóm văn nghệ sỉ trước năm 1975.Thầm lặng,khiêm tốn nhưng nhửng bức tranh sơn dầu đen trắng,anh ra mắt dạo ấy,đả gợi cho người xem,cái cảm giác ấm áp,sâu nặng tình quê.Tâm thức Huế trong mổi bức tranh dường như có khả năng lay động kỳ lạ đối với người thưởng ngoạn.

Ngày 9/9/2009 tại Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo Việt Nam,số 6 Tôn Đức Thắng Q 1 Tp HCM anh cùng triển lãm chủ đề” Dấu Án Đức Tin lần II”, chung với 61 họa sĩ,điêu khắc gia,nổi tiếng trong và ngoài nước,với các tác phẩm Cỏi Thực,Phố Núi,lần này tranh anh đả vượt qua giai đoạn tình quê,về lại con đường hồn nhiên,trong trẻo.Kim Long đả đem cả chất thơ,chất thiền đến với hội họa,trong tranh Cỏi Thực của anh nhìn không thấy thực,mà là thực,còn Phố Núi thì trầm mặc,cổ kính dễ gợi cho người xem nao lòng.

Ngày 21/12/2009 tại Trung Tâm Mục Vụ Đa Minh Ba Chuông,190 Le văn Sỹ Q.PN,TpHCM anh củng triển lãm tranh chủ đề” Đêm Đông Không Nhà” chung với 59 họa sĩ ,điêu khắc gia,nhiếp ảnh gia,nhằm mục đích gây quỹ lì xì cho người lang thang không nhà vào đêm giao thừa Canh Dần.Lần này với các tác phẩm có chung tên Nẻo Về 1 và 2. thì sơn dầu được phối hợp với thủy mặc,tạo cảm giác cho người xem đi vào không gian tỉnh lặng đến lạ thường.Đối diện với tranh anh,người xem không có cảm xúc mạnh,nhưng tâm hồn nhẹ nhành thanh thoát như vừa uống một chung rươu ngon,vào đêm giao thừa vậy.

Nếu như nhạc sĩ Trịnh công Sơn là Ra Đi{bao nhiêu năm rồi còn mải ra đi}thì họa sĩ Kim Long lại là Nẻo Về, bàng bạc đây đó xuyên suốt tất cả tác phẩm của anh.Quả thật nhửng tác phẩm Nẻo Về hiện nay là kết quả của thời gian ,trăn trở.Tâm linh trong tranh của anh là tác động tích tụ của nhiều nghìn khoảnh khắc.

Hiếu Lê Đọc thêm!

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2010

Nguồn Sống


THƯ GIÁNG SINH 2009
Nhân dip Đại lể Giáng Sinh 2009, lể của các lể và năm mới sắp đến ,tôi Lê Hiếu thay mặt Ban mỹ Thuật Đa Minh,kínhgửi đến quý Cha,quý đồng nghiệp,cùng các thân hửu,nghệ sĩ gần xa lời chúc chân thành nhất của tôi.Giáng Sinh tự nghìn xưa là một kho tàng vô tận của vui tươi,ấm cúng và bìnhan .Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và vạn sự như ý cho tất cả cộng đoàn.

Kính thưa các bạn,nhìn lại hai năm qua với tâm niệm,vẻ tranh là phương tiện để tu tập,hội họa rất gần với tôn giáo,vì nó xuất phát từ tâm con người.Bởi lẻ nghệ thuật vốn dỉ là vô cầu,vì vô cầu nên nó hướng đến một cái gì đó rất cao ,.Ban mỹ thuật Đa Minh được cha Giuse Pham hưng Thịnh.op thành lập,ngày 23/3/2008 sau cuộc triển lảm Mỹ Thuật Tôn Giáo và Nhân Văn lần I,trực thuộc Trung Tâm Mục Vụ Đa Minh,với sự chỉ đạo của Cha giám đốc Anphong Vũ đức Trung.op,mở ra trang web:dominiart.net,là diển đàn mỹ thuật công giáo đầu tiên tại Việt Nam,kể từ 50 năm thành lập hàng giáo phẩm VN cho đến nay. Tuy chưa đạt được nhửng kết quả mong muốn,nhưng anh em trong ban củng đả cố gắng hết sức , có thể, thấy rỏ,qua tổ chức các cuộc triển lảm,Phục Sinh,Giáng Sinh Giửa Đời Thường,Thầy và Trò,Niềm Tin Giửa Đời Thường ,tai giáo xứ Đa Minhvà đỉnh cao là tổ chức triển lãm Dấu Ấn Đức Tin lần 2 taị Trung Tâm Công Giáo VN,Hội Đồng Giám Mục VN được Đức Hồng Y Phạm minh Mẩn,ghi vào sổ lưu niệm”.Đây là cuộc triển lảm mỹ thuật lịch sử tại VN”ngày 9/9/2009.
Tất cả chúng ta,nhửng người anh em của tôi đả xả thân,nổ lực,phát triển mỹ thuật tôn giáo với tâm vô cầu,nhưng vẩn còn nhiều khoản cách khách quan,gây ra nhiều sự hiểu lầm ngoài ý muốn ,làm xuống tinh thần và mất phương hướng của một số anh em cầm cọ.
Mỹ thuật tôn giáo là một chủ đề không mới,nhưng không ai làm vì con người và tác phẩm của họ không thuộc về thế gian này.Tại sao không thuộc về thế gian này? Vì thế gian này thuộc quyền của Thần Tài,nhửng ai đi ngược lại quyền lợi của thần tài sẻ bị đóng đinh cho đến chết , chính vì thế,Chúng ta hảy bình tâm nhìn sự kiện ngày 21/11/2009 vừa qua Đức Thánh Cha Benedicto XVI đả mời 500 nghệ sĩ thế giới đến nhà nguyện Sistina,RÔMA nhằm mục đích:”bày tỏ và lập lại tình thân hửu của Giáo Hội với giới Nghệ Thuật” Câu chuyện ấy giúp chúng ta hiểu rằng từ xưa cho tới nay,khắp nơi trên trái đất này ,Giáo Hội và giới Nghệ Thuật luôn luôn không có tình thân hửu ,nên Đức Thánh Cha muốn hàn gắn lại khoảng cách của tình thân hửu ,vốn dĩ như nước với lửa,như cao với thấp,như âm với dương .Đả từ lâu giai cấp tu sỉ tự sâu thẳm trong tâm luôn xem giới nghệ thuật là dư thừa,là không cần thiết cho việc tu trì , có củng tốt,không có càng tốt hơn cho việc nên Thánh.Các Ngài là bậc Thánh luôn bận rộn việc mục vụ, dạy học và cứu độ loài người ,nên không có thời gian dành cho nghệ thuật, vì là Thánh nêncác ngài cứ phải cười,nói,luôn tỏ ra thân thiện với các nghệ sĩ, nhưng thật ra bên trong luôn có khoảng cách, giửa Thánhvà Người.
Đó chỉ là khoản cách giửa giới nghệ thuật và giới tu sỉ,còn công chúng thì sao?Tin mừng của Thánh Mác cô ,chương 5, có ghi lại phép lạ Chúa Giêsu đả làm,khi trục xuất một đạo binh quỷ ra khỏi một người ,cho chúng nhập vào một đàn heo,khiến cả đàn heo nhảy xuống biển mà chết,dân làng các nơi kéo đến xem rất đông ,hoan hô,reo hò,và cuối cùng họ yêu cầu Đức Giêsu đi nơi khác.Vì họ sợ đàn heo của họ củng sẻ bị Người đuổi xuống biển mà chết hết.Thế là đả rỏ,thiên hạ từ xưa cho đến nay, đàn heo quan trong hơn là sự hiện diện của Đức Giêsu.Họ tò mò với phép lạ,với nghệ thuật {vì nghệ thuật củng là một phép lạ có thể cứu rổi một con người},nhưng họ lại sợ cái mới,cái lạ đó làm tổn hại đến tài sản của họ.Tóm lại đối với công chúng,một bức tranh,một bản nhạc là vô ích so với một con heo.
Lại một lần nửa Thiên Chúa Giáng Sinh ở Giáo Xứ Đa Minh Ba Chuông, Ban Mỹ Thuật Đa Minh bước sang năm thứ ba với nhiều khó khăn, thách thức,khách quan và chủ quan như đả nêu trên.Tôi kêu gọi anh em trong ban mỹ thuật, hảy cùng tôi nổ lực khiêm nhường cầu nguyện, nhiều hơn nửa cho nhửng thử thách ,của chúng ta, của con đường tu tập làm Người hiện nay củng như sắp tới. Vì Chúa Giesu của chúng ta chưa bao giờ hứa hẹn một cuộc sống toàn là nhửng hoa hồng hoặc nhung gấm cho nhửng ai theo Ngài. Thực vậy bản thân Ngài là Thiên Chúa,nghệ sĩ của các nghệ sĩ giáng thế làm người rất đơn sơ và mộc mạc,vì người” sinh ngoài đồng,sống ngoài đường và chết trên đồi”để mang lại nguồn sống, vui tươi,ấm cúng và bình an cho tất cả chúng ta,trong mùa giáng sinh 2009
Đọc thêm!

Người Mẹ

Vũ Lưu Xuân
Nắng sáng xuyên qua kẽ lá thưa, trong vắt như giọt thuỷ tinh, hanh hanh vàng. Những tiếng chim sớm không đủ làm xôn xao bầu trời tai tái, tĩnh lặng, đang lờ đờ ngả sang đông. Ông già đầu điểm bạc, ngồi trước giá vẽ, bất động, cố tập trung. Cạnh ông là một cô gái.
Cô, dáng vật vờ, vô hồn, cặp mắt thẫn thờ, tê liệt, hướng vào một khoảng không gian dường như không chiều sâu, dường như không mầu sắc, mọi hình khối dường như nhạt nhoà. Ông già lấy thỏi than, bắt đầu phác thảo. Ở trung tâm bức tranh, chếch xuống phía dưới, xuất hiện một hài nhi, mới chào đời. Đứa bé đang khóc, đôi mắt chưa kịp mở đã nhắm khít lại, nhỏ như sợi chỉ. Ông húng hắng ho làm cô gái giật mình, cô liếc sang, trên khuôn mặt lạnh, buồn chợt loé lên một đốm sáng nhỏ, cô tò mò:
-Bác là hoạ sĩ?
-Chỉ là thứ nghiệp dư. Mà cháu này, bác ghét gắn cho mình mọi chữ sĩ, nó trói cuộc sống vào những cái khuôn. Còn cháu, cháu có thích vẽ không?
-Cháu đang học trường mỹ thuật, năm thứ hai.
-Vậy hả? Thế là bác cháu mình có một điểm gặp nhau.
Giọng ông chậm rãi, khàn đục, tầm nhìn không rời giá vẽ. Cô gái mất dần vẻ băng giá:
-Bác đang vẽ gì đó?
-Thoáng suy nghĩ nhỏ thể hiện qua hình ảnh một sinh linh chào đời.
-Thường thì nó có được đón nhận không?
-Nó có quyền xuất hiện, bất chấp mọi nghịch cảnh.
-Kể cả nghịch cảnh của cha mẹ?
-Đúng, cha mẹ không thể khước từ, một khi đã hình thành ra nó, nó có quyền được làm người, góp mặt. Đứa bé bước vào cuộc đời, không hào quang, cuộc đời mênh mông, bất trắc là một dấu hỏi lớn đang chờ khám phá.
Câu trả lời hình như khiến cô quan tâm, suy nghĩ, cô lại rơi vào trạng thái bất động. Ông già ngừng tay, nhìn cô gái. Ở cô, một chút xanh xao phớt trên gò má, một chút chán chường, cay đắng hiện lên đôi mắt, một chút ngậm ngùi, đau đớn thoát ra từ dáng dấp ray rứt, vời vợi đăm chiêu. Ông già thở dài, ngập ngừng, muốn nói nhưng lại thôi. Ông trở về với công việc. Trên khung vải xuất hiện thêm một phụ nữ, trong tư thế nghiêng mình, cúi xuống, một tay đỡ đầu, một tay đắp cho đứa bé bằng tấm áo choàng thủng lỗ chỗ. Nét mặt phụ nữ đầy vẻ thánh thiện, dịu dàng. Cô gái ngẩng đầu quay sang, cô chăm chú nhìn phác thảo chân dung người mẹ:
-Cảm xúc gì sẽ hiện lên trên khuôn mặt người phụ nữ?
-Vừa lo lắng, vừa hạnh phúc. Vượt lên tất cả vẫn là niềm vui, hạnh phúc tràn đầy.
Cô gái đứng lên:
-Bác không nghỉ à? Trưa rồi, cháu phải về.
- 0 –
Nắng bắt đầu nghiêng nghiêng về chiều, mùa đông vàng vọt, gió lao xao. Khung vải xuất hiện thêm người đàn ông. Người đàn ông trong tư thế nửa ngồi, nửa quỳ trên nền đất lạnh, thân hình cúi xuống, khuôn mặt vuông vức, quyết đoán, nổi lên những đường gân, ông với tay giúp vợ đắp kín tấm áo choàng rách cho đứa hài nhi.
Dưới hai hàng cây cao, xuất hiện một chàng thanh niên, đầu cúi thấp, dáng mệt mỏi, căng thẳng. Chàng chợt dừng lại, chú ý tới ông già:
-Bác đang vẽ gì thế?
-Một cuộc sống bắt đầu hình thành giữa muôn vàn bất trắc. Mà cháu có thích vẽ không?
-Cháu đang học trường mỹ thuật, năm thứ tư.
Ông già ngẩng lên, nhìn chàng trai:
-Lại một sinh viên mỹ thuật. Hình như cháu có tâm sự, đúng không?
Chàng trai thở dài, lảng sang chuyện khác:
-Theo bác, lúc đứa bé chào đời, tâm trạng cha mẹ chúng thế nào?
-Mỗi đứa bé chào đời là một niềm vui, một tự hào, một sức mạnh gắn bó cha mẹ nó vào cuộc sống, đồng thời cũng gắn cha mẹ nó vào trách nhiệm, vào nỗi khổ cực, vất vả, đôi khi là đắng cay.
Chàng trai thở dài, cúi đầu, lầm lũi bước đi.
- 0 -
Lại thêm một buổi sáng mùa đông, trời như pha chì loãng, đè nặng thêm. Cô gái tới, đứng sau lưng ông già, cô hơi ngạc nhiên trước khung vải trắng, không nét vẽ:
-Bác này, bức phác thảo hôm qua đâu rồi?
-Bỏ rồi, nó chưa đạt.
Ông quay lại nhìn cô gái, ánh mắt xoáy sâu:
-Theo cháu, người mẹ đẹp nhất vào lúc nào?
Cô suy nghĩ mung lung, rồi ngập ngừng:
-Có lẽ lúc đang cho con bú, đúng không bác?
-Bác cũng nghĩ vậy. Người mẹ đã dùng một phần cơ thể mình truyền sức sống cho con. Bầu ngực trần, no tròn, không mảy may gợi dục, mà thoát lên vẻ đẹp thanh khiết, thiêng liêng.
Ông chợt hỏi:
-Cháu tên gì vậy?
-Cháu tên Mai.
Ông nói thật nhỏ:
-Mai là tên một loài hoa, có sức chịu đựng trong bão tuyết, cũng có nghĩa là một ngày mới bắt đầu.
Ông lại cắm cúi phác thảo, từng nét đắn đo, chậm rãi, và cô gái lại chìm vào thế giới riêng, thế giới có lẽ tối, giống như khuôn mặt cô vướng vất nỗi buồn.
Dưới nét than mềm mại từ từ xuất hiện hình ảnh người mẹ trẻ, đang cho con bú. Khuôn mặt cúi xuống, đằm thắm yêu thương. Đứa bé nằm gọn trong vòng tay che chở, mắt nhắm, yên bình.
Ông ngừng tay, chợt hỏi:
-Cháu có nỗi buồn giấu kín, đúng không?
Cô nhìn ông già, ngập ngừng. Ông tiếp:
-Mai này! Cháu thấy bác có đáng tin cậy không?
Cô không trả lời thẳng câu hỏi, chỉ nói bâng quơ:
-Cuộc sống hầu như có quá nhiều thử thách vô phương vượt qua, đúng không bác?
-Muôn vàn thử thách thì đúng đó, nhưng vô phương vượt qua thì chưa chắc đâu. Cháu thử cho một thí dụ đi.
-Chẳng hạn cô gái lần đầu yêu say đắm một chàng trai, cô muốn sống đến tận cùng cảm xúc của mình. Kết quả một bào thai hình thành trong bụng.
Cô ngừng lại, lúng túng. Ông hỏi:
-Ý cháu muốn nói vì một lý do nào đó, chàng trai không có ý định tiến tới hôn nhân phải không nào?
Cô gái không trả lời, đầu cúi gục, đôi vai như rung lên. Một lúc lâu, cô mới ngập ngừng:
-Vậy theo bác, trong hoàn cảnh hoàn toàn bế tắc, cô gái nên làm gì?
-Cô gái ấy tên Mai, phải không cháu?
Ông nhìn cô gái, chờ câu trả lời.
-Bác thử cho cháu một lời khuyên đi.
-Bác rất ngại đưa ra những lời khuyên nhân danh đạo đức. Bác không phải ông toà, không phải nhà luân lý, cũng không phải nhà thuyết giáo. Pháp luật, đạo đức và tôn giáo đều không có luật trừ. Ở đó con người cụ thể trong cảnh ngộ cụ thể biến mất, tất cả bị đồng hoá thành một mẫu số chung. Vậy cháu quyết định thế nao?
Không hiểu vô tình hay cố ý đánh rơi chiếc khăn tay, cô lặng lẽ cúi xuống nhặt. Lúc ngước lên, đôi mắt buồn đỏ hoe, lời nói buốt lạnh như một nhát dao đưa:
-Cháu định phá thai.
Không gian chợt vắng lặng. Nét mặt ông già căng thẳng. Sau tiếng thở dài, ông chậm rãi, đắn đo từng lời:
-Đó là một chọn lựa quan trọng trong tình thế chẳng đặng đừng. Cháu nên nhớ, mọi chọn lựa đều có cái giá phải trả, cần thận trọng.
Ông tiếp:
-Bác hỏi thật, chàng trai ấy là ai vậy?
-Người ấy cũng học mỹ thuật, trên cháu hai lớp.
-Anh ấy biết cháu có thai chứ?
-Lúc cháu báo tin, anh ấy hoàn toàn căng thẳng, có vẻ bực bội, và cháu bỏ đi.
Ông dừng lại suy nghĩ hơi lâu:
-Lúc nãy cháu nói tới hai chữ bế tắc. Mà sao lại bế tắc?
-Vì cháu không đủ sức một mình gánh vác nỗi nhọc nhằn. Vì không thể sinh con giữa lúc còn đi học. Sinh con là tự huỷ hoại tương lai.
Ông nhìn sâu vào đôi mắt bắt đầu mọng nước của cô gái. Cô thu mình, nhỏ bé và cô đơn.
-Mai này, cháu hãy cố đợi dăm ngày, sau đó bác sẽ đề nghị với cháu một giải pháp, được không?
Cô đứng dậy, nhìn ông đăm đăm, không trả lời, chỉ gật đầu.
- 0 –
Cô gái đi khỏi khoảng một giờ, chàng thanh niên lại tới. Chàng trai ngồi trên ghế đá, cạnh ông già.
-Bác thay phác thảo à? Đến đâu rồi?
-Còn thiếu một nhân vật quan trọng: người cha.
-Người cha ấy thế nào?
-Độ lượng, bao dung, và rất mực thương yêu vợ con.
Dưới nét than, người đàn ông xuất hiện, vẻ nghèo khó, thân khoác một tấm áo mỏng. Người cha đứng, mắt hướng vào hài nhi đang bú mẹ. Một tay ông choàng qua lưng thiếu phụ, một tay kéo tấm áo thủng lỗ chỗ, cố che kín đôi chân nhỏ bé của hài nhi.
-À này, cháu tên gì nhỉ?
-Cháu tên Đông.
-Đông Mai, hợp đấy. Cây Mai sẽ đủ sức vượt qua bão tuyết giữa trời mùa Đông.
-Bác nói gì?
Ông chợt hỏi:
-Cháu quen một người con gái tên Mai phải không?
Chàng thanh niên ngạc nhiên:
-Sao bác biết? Mấy hôm nay cháu đang đi tìm cô ta.
-Chi vậy?
-Để hỏi cô một điều: cô có chịu lấy cháu không?
-Thật chứ? Cháu nói thật chứ?
-Đó là quyết định cuối cùng, sau những dằn vặt, cân nhắc.
-Vậy là đang có sự hiểu lầm. Cháu phải gặp cô ấy. Nỗi bất hạnh tàn phá cuộc đời nhiều khi đến từ những ngộ nhận nhỏ nhoi, không đâu vào đâu. Để bác giúp cháu nhá.
- 0 -
Thời gian qua. Lại một buổi sáng, sáng ngày thứ ba. Bức phác thảo đã xong, và ông ngồi chờ. Cuối cùng cô gái đến. Lúc ấy, trời chợt tươi tắn, hanh vàng. Nắng mềm trôi từng đợt theo tà áo lụa Hà Đông. Ông nheo mắt ngắm cô gái từ xa bước lại, như một tác phẩm chưa hoàn tất. Cô tới ngồi bên ông già.
-Phác thảo xong chưa bác?
-Xong rồi. Cháu xem có được không?
Cô gái lúi ra xa, nheo một bên mắt:
-Nó giống như cách thể hiện mới khung cảnh Giáng sinh.
-Đúng đó, bác muốn thể hiện một Giêsu trần trụi, không sinh ra trong vầng hào quang. Việc nhập thể phải là lựa chọn triệt để nhất thân phân làm người. Ngoài ra, điều bác quan tâm chính là cảm xúc của cha mẹ khi đón nhận đứa con. Cháu thấy sao?
Cô gái có vẻ thực sự xúc động, cô lập lại:
-Cảm xúc của cha mẹ.
Mắt cô thoáng mơ màng, hướng tới một không gian hình như đã có chiều sâu, có mầu sắc và hình khối.
-Mai này, trưa nay cháu ở lại đây với bác, được chứ?
Ông lấy tấm vải dầu, trải trên cỏ, bầy ra ít món ăn khô:
-Buổi trưa ngồi một mình, buồn quá.
Và chàng trai đến, sớm hơn mọi ngày. Hai người nhìn nhau, ngỡ ngàng.
-Em cũng ở đây à?
Cô gái cố ra vẻ lạnh lùng:
-Em đến xem bác vẽ.
Ông già đứng dậy, châm điếu thuốc rồi bỏ đi. Lâu sau ông quay về, đôi trai gái đang ngồi bên nhau thì thầm. Ông hắng giọng:
-Hai cháu giúp bác một việc được không?
-Nếu bọn cháu đủ khả năng.
-Được mà, với các cháu được mà. Bức tranh cần hoàn tất sớm, thời gian không chờ đâu, mà bác lại có việc phải đi. Hai cháu cố tiếp tục công việc hộ bác.
Chàng trai đắn đo:
-Theo bác nên bố cục màu thế nào?
-Bác nghĩ gam chủ đạo là mầu lạnh, u ám, phù hợp với trời mùa đông, đó là hình ảnh cuộc đời vây quanh, cuộc đời giăng đầy vướng mắc, cay đắng, xót xa. Ở chính giữa bức tranh thêm một chút gam mầu nóng, độ tương phản không gay gắt, nhưng đủ thể hiện niềm hạnh phúc ấm áp từ cuộc sống toát lên.
-Bọn cháu hiểu ý bác.
Cuộc trò chuyện kéo dài đến xế chiều. Trước khi đi, cô gái lấy bút ghi một mẩu giấy nhỏ, dúi vào tay ông già:
Chỉ còn mấy tiếng nữa là đến giờ Chúa sinh ra. Khi một đứa bé chào đời thì đứa khác không thể chết đi. Cháu đã tìm ra lời giải. Cám ơn bác.
Chàng trai xách khung vải đi sát bên cô gái. Ông già nhìn theo, mỉm cười.
- 0 -
Tuần sau, đúng dịp tết dương lịch, cô gái và chàng trai đem bức tranh đã hoàn tất tời tìm ông già. Ông đã đi rồi. Cô gái cất tiếng gọi:
-Bác ơi!
Và không có tiếng trả lời.
Cô gái hạ thấp giọng, câu nói như gió thoảng theo gió bay cao:
-Nét cọ của cháu đã thể hiện được niềm vui trên khuôn mặt người mẹ.
Đọc thêm!

Đêm Đông Không Nhà

Đọc thêm!